Tôi có hộ khẩu ở TP.HCM,ịxóađăngkýthườngtrúlàmCCCDbằngcáchnàbk8 hiện tôi đã đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản đã gần 3 năm nay. Cuối năm nay tôi về nước. Vậy tôi có bị xóa đăng ký thường trú không và làm sao để biết mình có bị xóa hay chưa? Nếu bị xóa, khi về nước làm căn cước công dân (CCCD), có gặp khó khăn vướng mắc gì không, và phải làm sao để khi về nước vẫn còn thường trú? Thủ tục giải quyết là gì?
Bạn đọc Hoa Mai.
Luật sư tư vấn
Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh (Giám đốc Công ty luật TNJ, nguyên thẩm phán TAND tối cao) tư vấn,căn cứ khoản 1 điều 24 luật Cư trú, các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau:
- Chết; có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại điều 35 của luật này.
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư, hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Như vậy, trong trường hợp nêu trên, bạn đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản 3 năm và không định cư tại nước này nên không thuộc một trong các trường hợp bị xóa thường trú.
Để tìm hiểu thông tin xem mình có bị xóa đăng ký thường trú hay không, bạn có thể thực hiện thông qua các cách thức sau:
Cách 1: Bạn liên hệ trực tiếp công an cấp xã nơi bạn đã đăng ký thường trú trước khi xuất khẩu lao động để đề nghị cung cấp thông tin. Trường hợp bạn không thể trực tiếp đến trụ sở công an cấp xã nơi bạn đã đăng ký thường trú, thì có thể nhờ người thân trong gia đình để liên hệ hỏi giúp.
Cách 2: Bạn tra cứu thông tin cư trú thông qua ứng dụng VNeID (áp dụng trong trường hợp đã có tài khoản VNeID).
Nếu sau khi tra cứu mà có thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú thì bạn chưa bị xóa đăng ký thường trú. Còn nếu bạn không nhận được kết quả, thì có khả năng đã bị xóa.
Do đó, nếu bị địa phương xóa đăng ký thường trú, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, thì bạn có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan nơi ra quyết định này.
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Thông tư 59 năm 2021 của Bộ Công an, công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, để được làm CCCD thì bạn phải có đăng ký thường trú. Nếu bị xóa đăng ký thường trú thì bạn phải đăng ký lại khi trở về Việt Nam, rồi mới có thể làm CCCD.